"Sự đa dạng của đồ gỗ công nghiệp mặt phủ veener Xoan Đào"
Ngày đăng: 28/03/2023 10:50 AM
Những sản phẩm đồ gỗ công nghiệp mặt phủ veneer xoan đào ngày càng được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao và giá thành hợp lý
Tìm hiểu về gỗ MFC - Vật liệu xanh thân thiện và tiện lợi cho nội thất
Ngày đăng: 16/03/2023 10:58 AM
Phong cách nội thất Indochine? Phong cách Đông Dương
Ngày đăng: 26/07/2022 03:16 PM
Những yếu tố chính để tạo nên nét nội thất tân cổ điển - Neoclassic
Ngày đăng: 04/07/2022 04:50 PM
Việc trang trí nội thất cần có bố cục cụ thể, đồ nội thất phải mang tính nhất định về phong cách.
Dưới đây Thanhlong Decor sẽ giúp bạn biết các yếu tố quan trọng để tạo ra một không gian phòng với phong cách tân cổ điển
Khám phá ngôi nhà ống với mặt tiền sơn đen
Ngày đăng: 04/07/2022 04:23 PM
Hôm nay, ThanhLong Home sẽ giới thiệu công năng, tạo hình, cách bố trí nội thất trong căn nhà phố với mặt tiền sơn đen cho các bạn có cách nhìn khách quan hơn về ngôi nhà tổ ấm của chính bản thân các bạn nhé!
Gỗ công nghiệp là gì? Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất?
Ngày đăng: 06/06/2022 03:35 PM
Bạn rất yêu thích đồ nội thất bằng gỗ nhưng lại không thể đủ chi phí để làm nội thất gỗ tự nhiên. Vậy sao bạn không cân nhắc chuyển sang sử dụng gỗ công nghiệp. Nếu bạn chưa hiểu rõ về gỗ công nghiệp là gì? Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất?…thì bài viết dưới đây chính là dành cho bạn, hãy dành ít phút để đọc ngay nhé, bạn sẽ yêu thích đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp ngay thôi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Gỗ tự nhiên là gì? Ưu nhược điểm của gỗ tự nhiên trong sản xuất nội thất?
Gỗ công nghiệp là gì?
Nếu như gỗ tự nhiên khi khai thác không cần chế biến gì mà đem vào sử dụng được ngay thì gỗ công nghiệp ngược lại cần phải chế biến như băm nhỏ, xay bột rồi sau đó dùng keo, ép lại thành những tấm dày rồi mới có thể sử dụng được. Gỗ công nghiệp đang được thay thế khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ. Tuy không được bền, đẹp, tuổi thọ không cao như gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp vẫn mang trong mình những ưu điểm nổi bật riêng của mình như không cong vênh, co ngót, vậy nên gỗ công nghiệp vẫn là một trong những lựa chọn hoàn hảo để sản xuất nội thất hiện đại.
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Gỗ công nghiệp MFC
MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại ván gỗ dăm được hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine. Gỗ MFC được chế biến như sau: Người ta khai thác các cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…mang đi băm nhỏ thành các dăm gỗ rồi sử dụng keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ, lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Gỗ công nghiệp MDF
MDF (Medium Density Fiberboard. Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ sau khi khai thác sẽ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC. Sau đógia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm. Chính vậy nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm MFC.
MDF có lõi là ván mịn và bề mặt có thể là
– Veneer: là 1 lớp gỗ tự nhiên mỏng dán chết trên bề mặt, hoàn thiện bằng sơn PU
– Hoặc cũng là melamine như MFC
– Hoặc dán laminate – 1 loại vật liệu cao cấp chống trầy xước cực tốt và đẹp mắt.
– Hoặc sơn màu: trắng, đen, xanh, đỏ,…
– Hoặc cán 1 lớp acrylic (mica) bóng gương.
Gỗ công nghiệp HDF
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Gỗ Plywood
Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí.
Ván gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa là vật liệu mới. Tấm gỗ nhựa – tên kỹ thuật thường gọi là WPC. Đây là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC , PP, ABS, PS,…). Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
Gỗ công nghiệp để sản xuất nội thất cao cấp ở nước ta chủ yếu vẫn là gỗ nhập khẩu từ các nước như Malaysia, Indonexia, Đài Loan, Thái Lan,… Còn gỗ nhân tạo của nước ta còn nhiều nhược điểm chưa được khắc phục như chứa những chất độc hại, dễ biến dạng khi gặp nước, dễ bắt lửa, hay bị mối mọt, nứt tách.
Các loại lõi ván
Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất?
Ưu điểm của gỗ công nghiệp
– Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau
– Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
– Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
– Phù hợp với phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp
– Độ bền, độ dẻo dai kém hơn gỗ tự nhiên: Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao.
Ngoài ra một điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ công nghiệp là các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo, nếu dùng các phụ kiện chất lượng thấp rất dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gẫy bản lề, hoặc bung ray trượt.
Đặc tính của gỗ công nghiệp là hút nước nên sơn bề mặt gỗ phải được đảm bảo, sơn từ 4 lớp đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ, nếu sơn không đảm bảo khi gặp nước gỗ sẽ bị bung liên kết keo trong gỗ làm tấm gỗ công nghiệp trở nên rời ra và không còn sử dụng được , nên khi sử dụng đồ gỗ công nghiệp quan trọng nhất là sơn phải đảm bảo nhưng tuy sơn đảm bảo rồi thì vẫn phải tránh nước nếu không tuổi thọ của đồ nội thất sẽ ngắn .
– Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
– Không làm được đồ trạm trổ hay đồ cần tạo họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).
– Tuổi thọ không bằng gỗ tự nhiên: tuổi thọ của đồ nội thất gỗ công nghiệp nếu thi công tốt sẽ được trên dưới 10 năm, so với gỗ tự nhiên thì không bằng nhưng với đồ nội thất ngày nay thì với thời gian đó là đủ để chúng ta có thể thay đồ nội thất khác, với thời gian sử dụng trên 10 năm thì cũng đã khấu hao hết rồi. Vì vậy sự lựa chọn ở đây chủ yếu theo phong cách, nhu cầu là chính, người thích phong cách cổ điển, ấm cúng thì chọn gỗ tự nhiên, còn nếu thích phong cách hiện đại, trẻ trung, có thể chọn gỗ công nghiệp để làm đồ nội thất.
Trên đây là những chia sẻ của Thanh Long Home về gỗ công nghiệp là gì, các loại gỗ công nghiệp, ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp trong sản xuất thi công nội thất. Xưởng gỗ của Thanhlong Decor chuyên sản xuất, thi công nội thất như giường, tủ, bàn, ghế, kệ, sàn…bằng gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp với cam kết về thẩm mỹ và chất lượng cao. Nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ đặt hàng ngay qua Hotline 0949 578 179 :0834 357 360
Các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất-ưu nhược điểm từng loại
Ngày đăng: 07/06/2022 11:06 PM
I. Giới thiệu gỗ tự nhiên
1. Gỗ tự nhiên là gì?
Vậy gỗ tự nhiên là gì? Gỗ tự nhiên là những loại gỗ khá được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất. Đây là loại gỗ được lấy trực tiếp từ rừng lấy gỗ, từ cây lấy nhựa hay cây lấy tinh dầu v.v… Trong công đoạn thi công đồ nội thất, những loại gỗ tự nhiên này thường được xử lý để tạo ra sản phẩm luôn mà không cần phải trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất gỗ nào khác. Chính vì vậy mà giá các loại gỗ tự nhiên trong nội thất thường cao hơn rất nhiều so với gỗ công nghiệp.
Gỗ Chiu Liu
Gỗ Dái Ngựa
Gỗ Sồi
2. Ưu nhược điểm của gỗ tự nhiên
Vậy gỗ tự nhiên có những ưu, nhược điểm gì?
a. Ưu điểm
Gỗ tự nhiên trong nội thất có những ưu điểm sau đây:
➢ Cứng cáp, có độ bền rất cao, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt.
➢ Chất gỗ dẻo dai dễ dàng trong việc tạo hình, trang trí.
➢ Đường vân gỗ đẹp, phòng phú, màu sắc ấm áp.
b. Nhược điểm
➢ Nếu gỗ tự nhiên mà không được tẩm sấy kỹ cùng với việc người thợ mộc chế tác không đúng kỹ thuật thì sau một thời gian các loại gỗ tự nhiên đều bị co giãn, cong vênh. Đây chính là nhược điểm của gỗ tự nhiên trong nội thất.
➢ Màu sắc, mẫu mã không đa dạng bằng gỗ công nghiệp
➢ Giá thành khá cao
II. Đặc điểm các loại gỗ tự nhiên dùng trong thiết kế nội thất
1. Gỗ xoan đào
Gỗ Xoan Đào
Hiện nay, gỗ Xoan Đào chủ yếu được nhập khẩu từ Lào hay Campuchia. Loại gỗ này được lấy trực tiếp từ cây Xoan Đào là một loại cây rừng mọc hoang, khi mới xẻ gỗ thường có màu hồng sẫm. Gỗ xoan đào khá cứng, thớ gỗ mịn, vân đẹp. Cùng với đó là khả năng chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực của loại gỗ này cũng là rất tốt. Chính vì vậy gỗ xoan đào khá được ưa chuộng trên thị trường nội thất hiện nay.
a. Ưu điểm
➢ Độ bền và độ ổn định của gỗ xoan đào là khá cao.
➢ Chịu nhiệt, chịu lực của gỗ khá tốt. Bên cạnh đó, nội thất làm bằng gỗ xoan đào cũng hạn chế bị nứt nẻ, cong vênh.
➢ Gỗ có màu đỏ nhạt tự nhiên.
➢ Giá cả phải chăng, phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình
b. Nhược điểm
➢ Trước khi chế tác gỗ yêu cầu cần phải tẩm sấy kĩ càng để tránh tình trạng công vênh của đồ nội thất.
➢ Không thể sơn những màu sắc sáng vì gỗ xoan đào tự nhiên đã có màu đỏ.
2. Gỗ sồi mỹ
Với ưu điểm cứng cáp và màu sắc đẹp, đồ nội thất làm từ gỗ sồi cũng được khá nhiều gia đình lựa chọn. Đây là loại cây được trồng nhiều chủ yếu ở Châu Âu, Châu Mỹ, mỗi vùng miền sẽ cho ra những loại gỗ có đường vân cũng như chất lượng khác nhau. Chính vì vậy, nếu bạn muốn lựa chọn gỗ sồi là nguyên liệu cho nội thất nhà mình, bạn cần tìm đến nơi cung cấp uy tín.
Gỗ Sồi
a. Ưu điểm
➢ Kết cấu gỗ cứng, chắc với đặc tính nhẹ và chịu lực tốt.
➢ Thân gỗ dễ dàng uốn cong bằng hơi nước, độ bám đinh, ốc vít của gỗ thuộc vào loại tốt.
➢ Có thể sơn pu màu gỗ sồi mỹ theo màu sáng, tối tùy thích.
➢ Phù hợp điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
b. Nhược điểm
➢ Vì kết cấu gỗ chắc nên sẽ mất nhiều thời gian trong việc tẩm, sấy gỗ.
➢ Cần phải tìm hiểu nhà cung cấp uy tín để chọn được gỗ sồi có chất lượng tốt nhất.
3. Gỗ sồi Nga
Với đặc trưng là màu sắc sáng, đường vân gỗ đẹp. Gỗ sồi Nga là loại gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài để chế tác đồ gỗ nội thất nhiều nhất hiện nay.
Gỗ Sồi Nga
a. Ưu điểm
➢ Với màu sắc sáng tự nhiên, gỗ sồi nga có thể dễ dàng sơn màu.
➢ Đường vân gỗ dạng vân núi cực đều và đẹp.
➢ Dễ dàng khi thi công bằng hơi nước.
➢ Mức giá phải chăng, phù hợp với mức chi tiêu của nhiều gia đình.
➢ Có thể dễ dàng vẽ thêm hoa văn.
b. Nhược điểm
➢ Gỗ sồi nga lâu khô, có xu hướng cong vênh trong môi trường khí hậu thay đổi nhanh và thất thường nên công đoạn xử lý cần phải tương đối kỹ càng.
➢ Độ nở của gỗ trên mức trung bình dưới môi trường có độ ẩm cao hoặc ngâm nước.
4. Gỗ óc chó
Gỗ Óc Chó
Nằm trong top những loại gỗ thượng hạng. Gỗ óc chó có vân mềm mại, tự nhiên, thường thường có hình dạng sóng hoặc cuộn xoáy nên tạo ra những hình đốm rất đặc biệt, đẹp mắt và vô cùng sang trọng. Loại cây gỗ này thường sinh trưởng và phát triển ở nhiều nước Châu Âu. Với giá thành khá cao, nên những đồ nội thất được sản xuất từ gỗ óc chó không đón được sự hoan nghênh trên thị trường Việt Nam.
a. Ưu điểm
➢ Không gặp phải hiện tượng nứt nẻ, cong vênh, co ngót, mối do được chế biến trước bằng công nghệ của các nước Châu Âu.
➢ Khả năng chịu nhiệt tác động, chịu lực tốt, dễ bị uốn cong bởi hơi nước.
➢ Màu sắc đến đường vân gỗ đẹp
b. Nhược điểm
Giá thành cao. Gỗ óc chó đã xẻ sấy được nhập khẩu về Việt Nam đã có mức giá 80 triệu đến 100 triệu / 1 m3.
5. Gỗ sưa
Gỗ Sưa
Gỗ sưa là loại gỗ có màu vàng, đỏ, vân gỗ đẹp cùng mùi thơm mát. Chính vì vậy, gỗ sưa là một loại gỗ rất quý có giá trị kinh tế cao. Để nhận biết được đâu là gỗ sưa, bạn chỉ cần dựa vào những đặc điểm sau:
➢ Màu vàng, đỏ giống bã trầu.
➢ Gỗ sưa rất cứng nhưng lại dẻo, có mùi thơm mát, khi đốt tàn tro sẽ có màu trắng đục.
➢ Gỗ sưa có đến 4 mặt vân gỗ.
➢ Vân nổi lên thành từng lớp đẹp, thớ gỗ mịn, nhỏ, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện một thớ màu đen.
6. Gỗ mun
Gỗ Mun
ỗ mun là loại gỗ tự nhiên thường được dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh hoặc đóng bàn ghế. Đây là loại gỗ cao cấp được khai thác từ cây mun. Những đồ nội thất được chế tác từ gỗ mun khá được ưa chuộng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Gỗ mun có đặc điểm nổi bật là khi ướt thì mềm dễ dàng gia công, còn khi khô thì lại rất cứng. Gỗ có độ bền, ít cong vênh, không mối mọt, không nứt chân chim. Loại gỗ này thường rất nặng, có màu đen tuyền hoặc màu sọc đen trắng, thớ gỗ rất mịn và khi dùng lâu sẽ bị bong như sừng.
7. Gỗ trắc
Với ưu điểm là rất bền và không bị cong vênh, mối mọt. Chính vì vậy không có gì lạ khi gỗ trắc thường được dùng để đóng giường tủ, bàn ghế cao cấp hoặc dùng để tạc tượng khắc tranh.
Gỗ Trắc
Bạn có thể nhận biết gỗ trắc với những đặc điểm:
➢ Gỗ rất cứng, rất nặng, rất dai không bị cong vênh, chịu mưa nắng rất tốt.
➢ Thớ gỗ mịn, vân chìm nổi lên như đám mây, gỗ có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu khi quang giất ráp hoặc lau chùi thì tinh dầu nổi lên rất bóng, khi đốt lên có mùi thơm.
➢ Gỗ trắc rất lành, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
➢ Gỗ trắc là loại gỗ quý, có giá trị cao và ngày càng khan hiếm.
8. Gỗ gụ
Gỗ Gụ
Gỗ gụ thuộc loại gỗ quý hiếm do có tỉ trọng lớn nên rất nặng. Và loại gỗ này cũng có những đặc điểm riêng dễ nhận biết như:
➢ Gỗ gụ bình thường có màu vàng khi mới khai thác, già hoặc để lâu thường có màu nâu đậm, nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây.
➢ Gỗ này rất nặng.
➢ Có mùi hơi chua.
➢ Có độ bền cao, ít cong vênh
➢ Gỗ có vân đẹp, mịn, thớ thẳng, màu vàng trắng. Nếu để lâu màu của gỗ sẽ chuyển sang màu nâu sẫm rồi màu cánh gián, để lâu năm đen như sừng.
9. Gỗ lim
Là loại gỗ tự nhiên quý hiếm, gỗ lim có đặc điểm rất cứng, chắn và nặng. Màu sắc của gỗ từ màu hơi nâu đến màu nâu thẫm, gỗ có khả năng chịu lực rất tốt.
Gỗ Lim
a. Ưu điểm
➢ Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp.
➢ Gỗ lim không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết.
b. Nhược điểm:
Trong quá trình tiếp xúc khi chế biến gỗ người thợ sản xuất hay thi công thường hay bị dị ứng hắt hơi hoặc mẩn ngứa.
Ngôi nhà đậm tính bản địa tại Sài Gòn hoa lệ
Ngày đăng: 06/06/2022 03:36 PM
Mỗi căn nhà, ngoài công năng và tiện ích mà nó mang đến cho người sử dụng, còn chứa đựng cả những tình cảm mà gia chủ gửi gắm. Ngôi nhà ấy có thể là niềm mong mỏi đã lâu, cũng có thể là một khởi đầu mới, một hy vọng mới.
Tổ ấm của anh Tùng là một ngôi nhà trong khu đô thị Ecopark nên hai mặt tiền sân trước, sân sau đều rất nhiều cây xanh và ánh sáng tự nhiên, đây cũng là điểm cộng mà anh tận dụng khi thiết kế lại ngôi nhà. Tuy nhiên, vì nó là một căn hộ liền kề với diện tích 75m2, 60m2 xây dựng và 3.5 tầng nhà thô nên mọi công năng phân khu trong nhà đều không đúng với nhu cầu mà gia đình cần. Vì vậy, khi cải tạo lại, anh cần thay đổi rất nhiều, ví dụ như vị trí tiếp cận cầu thang, đảo lại vị trí phòng khách – bếp, xử lý các trục WC…
Mỹ nhập khẩu đồ nội thất gỗ nhiều nhất từ Việt Nam
Ngày đăng: 06/06/2022 03:36 PM
Mỹ nhập khẩu đồ nội thất gỗ nhiều nhất từ Việt Nam
Trong tháng 8/2020 trị giá nhập khẩu từ Việt Nam tăng gần 45% so với tháng 8/2019. Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất là mặt hàng đồ nội thất phòng khách, phòng ăn và ghế khung gỗ.
Báo cáo nông, lâm, thủy sản số ra mới nhất ngày 21/10 của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ trong tháng 8/2020 đạt 1,76 tỉ USD, tăng 18% so với tháng 8/2019.
Đáng chú ý, đây là tháng thứ 3 liên tiếp Mỹ tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Kinh tế Mỹ được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, vì vậy nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ đã tăng kể từ tháng 6/2020, mặc dù mức tăng trong tháng 6 và tháng 7/2020 vẫn chưa bằng cùng kì năm 2019, nhưng đến tháng 8/2020 nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ đã tăng mạnh trở lại so với cùng kì năm 2019.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ đạt 10,9 tỉ USD, giảm 11,5% so với cùng kì năm 2019.
Về thị trường, Mỹ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhiều nhất từ thị trường Việt Nam, trong tháng 8/2020 trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 658,8 triệu USD, tăng gần 45% so với tháng 8/2019.
Trong 8 tháng đầu năm 2020, trị giá nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đạt 3,9 tỉ USD, tăng 20,7% so với cùng kì năm 2019. Tỉ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 36,1% trong 8 tháng đầu năm 2020, tăng 9,7 điểm phần trăm so với cùng kì năm 2019.
Mỹ nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Việt Nam với trị giá chiếm tới 37% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, tiếp theo là thị trường Trung Quốc, Mexico, Indonesia…
Ghế khung gỗ là mặt hàng lớn thứ hai của Mỹ trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu. Trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 3,56 tỉ USD, giảm 10,5% so với cùng kì năm 2019.
Mỹ nhập khẩu ghế khung gỗ nhiều nhất từ Trung Quốc đạt 1,4 tỉ USD, giảm 35,2% so với cùng kì năm 2019; tiếp theo là Việt Nam đạt 1,28 tỉ USD, tăng 34,6%. Đây là hai thị trường cung cấp ghế khung gỗ chính cho Mỹ, trị giá nhập khẩu từ hai thị trường này chiếm tới 73,5% tổng trị giá nhập khẩu ghế khung gỗ của Mỹ.